TÀI SẢN RIÊNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN CÓ ĐƯỢC CHƯA THỪA KẾ

TÀI SẢN RIÊNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN, CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG? 

Thưa Luật sư Hà Thi Tuyết, bố mẹ chồng có tặng cho chồng tôi 1 thửa đất sau khi chúng tôi kết hôn. Thửa đất này do chồng tôi đứng tên mà không có tên tôi. Vậy cho tôi hỏi, tôi có quyền nhận thừa kế tài sản này hay không?

Dịch vụ pháp lý 4.0, Văn phòng luật sư Hà Thị Tuyết

Đất được bố mẹ tặng cho riêng sau khi kết hôn có được coi là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vềTài sản riêng của vợ, chồng:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Căn cứ vào quy định trên, tài sản của vợ/chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng khi phát sinh quan hệ hôn nhân thì được xem đó là tài sản riêng không nằm trong khối tài sản chung do 2 vợ chồng tạo lập. Như vậy, bạn được ba mẹ tặng cho riêng mảnh đất sau khi cưới chồng thì mảnh đất vẫn đó được coi là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của bạn.

Chồng tôi có quyền định đoạt tài sản trong thời kỳ hôn nhân của vợ không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng:

“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

  1. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
  2. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
  3. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.”

Theo đó, chồng bạn có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Trong trường hợp hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình bạn thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của bạn.

Ngoài ra, theo Điều 46 Bộ Luật này quy định Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung:

“1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

  1. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
  2. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Theo đó, chồng bạn có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Nhưng nếu chồng bạn không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bạn có quyền quản lý tài sản riêng của chồng bạn.

Vợ có được nhận di sản thừa kế từ chồng không?

Thời điểm có hiệu lực của di chúc là khi nào?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 643 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của di chúc như sau:

“ Hiệu lực của di chúc

  1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
  2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
  3. a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  4. b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.”

Ngoài ra, Pháp luật quy định rõ ràng về hàng thừa kế bao gồm:

Căn cứ Điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định Người thừa kế theo pháp luật

“ 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  3. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  4. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  5. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

Trong trường hợp người chồng bạn còn sống bạn sẽ không có quyền mua bán, chuyển nhượng, tặng cho,….vì đây là tài sản riêng của chồng bạn được tặng cho riêng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, sau khi chồng bạn mất đi, bạn sẽ được hưởng quyền thừa kế tài sản mà chồng bạn để lại.

CÔNG TY LUẬT TNHH DỊCH VỤ PHÁP LÝ 4.0

Địa Chỉ: Khu dân cư số 9, Ngõ 100, P. Minh Cầu, Tổ 9, P. Phan Đình Phùng, Tp. Thái Nguyên, T. Thái Nguyên.

Hotline: 0912 922 209

Facebook: Luật sư Hà Thị Tuyết

Email: luatsuthainguyen4.0@gmail.com

hoặc dichvuphaply4.0@gmail.com

Website: luatsuthainguyen.vn

#Dichvuphaply4.0 #LuatsuHaThiTuyet #LuatsuThaiNguyen #Luathonnhanvagiadinh #lyhon #taisanchung #taisanrieng

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *